DANH MỤC MENU

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Đồng Hồ Đeo

Views: 27 - Category: Blog, Kiến thức - On:

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Đồng Hồ Đeo

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Đồng Hồ Đeo. Sau khi mua đồng hồ, việc sử dụng và vệ sinh đồng hồ đúng cách rất quan trọng, để giữ cho chiếc máy thời gian của bạn luôn đẹp như mới. Dương Triều Watch đã tổng hợp một bài viết chia sẻ kinh nghiệm sử dụng đồng hồ đeo tay đẹp như mới ngay dưới đây.

Làm mới mặt đồng hồ: Khắc phục mặt kính trở nên cũ sau 1 thời gian sử dụng bằng cách thoa 1 lớp kem đánh răng mỏng, sau đó dùng bông nhẹ nhàng lau kỹ. Mặt kính sẽ lại sáng bóng như mới.

Làm sáng bóng dây kim loại: Nước rửa chén sẽ là chiến binh giúp loại bỏ những vết bẩn trên dây đồng hồ. Nếu là đồng hồ chịu nước, thả vào 1 chậu nước nhỏ pha sẵn nước rửa chén và ngâm trong vòng 10-15 phút. Chất bẩn lâu ngày két lại sẽ rã ra, và thật dễ dàng lấy chúng đi bằng một chiếc bàn chải lông mềm rồi rửa lại bằng nước sạch. Dây đồng hồ sẽ sáng bóng như mới.

Bảo quản dây da đồng hồ: Được làm bằng chất liệu da thật, nên dây da đồng hồ phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mạnh, tránh ẩm, và đặc biệt hạn chế dùng các chất có tính tẩy mạnh như cồn, oxi già…Dây da sẽ bền màu và không bị bong tróc.

Lên dây cót đồng hồ: Chỉ nên vặn núm chỉnh nhẹ nhàng, vừa căng là được. Nếu vặn hết cỡ sẽ dễ dẵn đến đứt làm hỏng bộ máy bên trong.

Chỉnh ngày, giờ: Không nên vặn ngược. Điều này sẽ dẫn đến việc hỏng lò xo của các bộ phận bên trong và dẫn đến sai số. Sau khi chỉnh hãy nhớ đưa nút vặn về vị trí ban đầu.

Khi đeo đồng hồ: không đeo cùng với các vật kim loại dễ gây trầy xước mặt ngoài, tránh đeo đồng hồ khi lao động nặng hay chơi thể thao, dễ dẫn đến việc các bộ phận bên trong bị lệch, hoặc các nút vặn bị long ra, dễ dẫn đến hỏng hóc bên trong đồng hồ.

Tránh để đồng hồ tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao, từ tính, hóa chất, ảnh hưởng tới linh kiện, chất liệu bị giãn nở làm hỏng đồng hồ. Nhiệt độ tốt nhất cho đồng hồ từ 10 độ C đến 40 độ C.

Cần để ý tới mức độ chịu nước của đồng hồ. Không nên mang đồng hồ cơ khi rửa tay, đi bơi, đi tắm hay xông hơi. Tránh làm rơi, va đập đồng hồ. Không để đồng hồ gần những nơi có thể phát ra từ trường mạnh như ti vi, loa, nam châm, bộ phát wifi…

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Đồng Hồ Đeo

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Đồng Hồ Đeo

Ngoài ra, đồng hồ có nhiều loại vỏ khác nhau, mỗi loại cần có cách vệ sinh riêng để giữ cho đồng hồ luôn sáng bóng như mới:

Vỏ mạ (Base metal) là loại vỏ làm từ thép thường, hoặc đồng, hoặc Antimol để mạ. Tuổi thọ thường không cao, chỉ sau 1 – 3 năm sẽ bị bong tróc. Để nhận biết, hãy xem mặt đáy có ghi Stainless Steel Back hoặc Base Metal hay không.

Vỏ thép Inox hay thép không gỉ: Đây là vật liệu phổ biến nhất hiện nay, ưu điểm của loại này là bền, chi phí sản xuất rẻ. Nhận biết bằng dòng chữ Stainless Steel hoặc All Steel.

Các loại vỏ khác: Vỏ bằng Carbon, bằng gốm, Nhôm hay thậm chí là titanium chỉ xuất hiện trên các đồng hồ siêu cao cấp để tăng giá trị cho đồng hồ.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Đồng Hồ Đeo

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Đồng Hồ Đeo

Có thể bạn quan tâm

Miễn phí vận chuyển

Nội thành HN và Tp. HCM

Thanh toán linh hoạt

Thu cũ đổi mới giá cao

Đồng hồ Replica

Đơn vị Phân phối Độc quyền

Hỗ trợ nhanh 24/7

Tư vấn hoàn toàn miễn phí

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Zalo Messenger Gọi ngay