Tìm hiểu chân kính là gì, có mấy loại và vai trò trong chế tạo đồng hồ

Tín đồ đam mê đồng hồ cơ ít nhiều nghe đến thông số chân kính (Jewel). Vậy chân kính là gì, vai trò của nó trong thiết kế đồng hồ như thế nào?

Giải mã chân kính là gì từ A đến Z

Hiểu được chân kính là gì, người dùng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới đồng hồ. Cách lựa chọn đồng hồ cơ tốt nhất.

1. Chân kính là gì?

Chân kính (Jewel) là một phận nhỏ được từ các loại đá quý, có màu sắc sặc sỡ. Chúng đóng vai trò giúp đồng hồ giảm ma sát giữa các chi tiết, đồng thời nâng cao về tính hiệu quả, độ chính xác.

Lịch sử của chân kính bắt đầu từ năm 1704, cha đẻ của sáng tạo này – Nicolas Fatio de Duillier, Pierre, Jacob Debaufre đã đưa thiết kế vào đồng hồ.

Các loại đá quý được sử dụng trong chế tạo chân kính đồng hồ phổ biến nhất phải kể đến sapphire tổng hợp và ruby nhân tạo. Trong lịch sử phát triển, chân kính được chế tác từ nhiều loại hơn như kim cương, thạch anh, đá quý,…

Tìm hiểu chân kính là gì, có mấy loại và vai trò trong chế tạo đồng hồ - ảnh 1

Chân kính đồng hồ là gì?

2. Tác dụng

Chân kính đồng hồ mang lại nhiều tác dụng mà có thể bạn không ngờ tới như:

Giảm ma sát: Bộ máy sở hữu lên đến hơn 200 chi tiết nhỏ bên trong. Việc vận hành lâu ngày sẽ phát minh ma sát và chân kính sẽ được đặt tại những vị trí nhằm giảm thiểu hao mòn và gia tăng tuổi thọ sản phẩm.

Tăng độ chính xác: Phát minh mang tính lịch sử, chân kính giúp bộ máy chuyển động chính xác hơn.

Chống sốc: Dù không đóng vai trò quan trọng, nhưng chân kính đồng hồ giúp mọi chi tiết giảm thiểu đáng kể tác động.

Tăng giá trị thẩm mỹ: Chúng sẽ thấy rất nhiều đồng hồ có cửa sổ lộ cơ và phần chân kính đẹp mắt được làm từ kim cương, đá quý.

Tăng giá trị đồng hồ: Những sản phẩm được chú trọng vào chất liệu cao cấp sẽ có giá trị cao hơn so.

Tìm hiểu chân kính là gì, có mấy loại và vai trò trong chế tạo đồng hồ - ảnh 2

Chân kính giúp các chi tiết trong bộ máy giảm ma sát, tăng độ chính xác

3. Có mấy loại chân kính

Chân kính đồng hồ trên thị trường gồm 5 loại chủ yếu:

Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm (Hole Jewels): Phụ kiện không có ý nghĩa nhiều về độ sai số, thường xuất hiện trên trục bánh răng có tốc độ quay nhỏ.

Tìm hiểu chân kính là gì, có mấy loại và vai trò trong chế tạo đồng hồ - ảnh 3

Chân kính tròn có lỗ xuyên tâm

Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm (Cap Jewels): Không có hoặc có lỗ nhưng không xuyên tâm. Thiết kế yêu cầu cao về độ sai số, đặt trên bánh răng có tốc độ quay lớn.

Tìm hiểu chân kính là gì, có mấy loại và vai trò trong chế tạo đồng hồ - ảnh 4

Chân kính tròn không có lỗ xuyên tâm

Chân kính dạng phiến (Pallet Jewels): Thiết kế dạng hình khối vuông chữ nhật, được đặt tại bánh thoát, đầu ngựa, trượt cò,…

Tìm hiểu chân kính là gì, có mấy loại và vai trò trong chế tạo đồng hồ - ảnh 5

Chân kính dạng phiến

Chân kính dạng con lăn (Roller Jewels): Thiết kế dạng hình trụ, bị tác động theo chiều ngang.

Tìm hiểu chân kính là gì, có mấy loại và vai trò trong chế tạo đồng hồ - ảnh 5

Chân kính dạng con lăn

Chân kính bảo vệ sốc (Shock Protection Jewels): Hình dạng của chân kính bảo vệ sốc không có kiểu dáng cụ thể. Chúng thường đặt giữa chân kính với một phận nào đó, nhằm bảo vệ khỏi chân kính đó khỏi tác động mạnh.

Các câu hỏi liên quan về chân kính đồng hồ

Có phải chân kính càng nhiều càng tốt?

Đồng hồ cơ sở hữu nhiều chân kính phải phục vụ mục đích cụ thể như tăng tính thẩm mỹ hoặc giảm ma sát cho các chi tiết phức tạp. Vì vậy việc trang bị chân kính càng nhiều càng  tốt là không đúng.

Số lượng chân kính của đồng hồ:

Đồng hồ quartz: Trang bị từ 4 – 7 chân kính

Đồng hồ automatic: Trang bị từ 17 – 27 chân kính

Đồng hồ automatic có cấu tạo phức tạp: Từ 40 – 100 chân kính

Kết luận

Vừa rồi là những thông tin hữu ích về chân kính là gì, các loại chân kính đồng hồ trên thị trường. Nếu muốn sở hữu những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ rep 11 chất lượng, liên hệ ngay cho Dương Triều Luxury nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status